Ngành Ngữ Văn Truyền thông tuyển sinh 80 chỉ tiêu năm 2016

1206

Bạn sẽ được đào tạo đề trở thành 1 cử nhân Ngữ văn Truyền thông. Vững vàng về mặt chinh trị, tư tưởng. Có nhãn quan, phương pháp luận sắc sảo để công tác hoặc tiếp tục học tập nghiên cứu sau Đại học.

Có kiến thức chuyên sâu vê Ngữ văn Truyền thông – Báo chí – Phát thanh – Truyền hình – Thành thạo nghiệp vụ Báo chí – Truyển thông.

Có kỹ năng tác nghiệp thuần thục trên các loại hình multimedia, đáp ứng một cách thành thạo công việc mà các tòa soạn Báo, Đài phát thanh truyền hình các tỉnh thành và nhà tuyển dụng yêu cầu trong tình hình hiện nay.

Sinh viên khóa 18 ngành Ngữ văn – Truyền thông thực tập nghiệp vụ tại hiện trường.

Bạn sẽ làm gì trong tương lai:

– Tiếp tục học tập nghiên cứu sau đại học.

– Trở thành một phóng viên, biên tập viên đa năng có thể cùng lúc viết tin, bài, thực hiện các phóng sự, phỏng vấn, tác nghiệp tại chỗ, tự trình bày và tường thuật trực tiếp các sự kiện trong nước và quốc tế, thiết kế và sản xuẫt các chương trình phát thanh truyền hình, báo viết, biên tập báo điện tử, điểu hành công việc ở các cơ quan thông tin truyền thông.

– Trờ thành 1 ký giả chuyên nghiệp, có mặt và tác nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực sôi động và đây thách thức trong một môi trường xã hội phát triển trong nước và quốc tế.

– Một bình luận viên chính trị, kinh tế, xã hội, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, các vẫn để quốc tế sắc sảo.

– Một chuyên gia tổ chức sự kiện năng động và linh hoạt, một chuyên viên quảng cáo và quan hệ công chúng sở hữu một nền tảng lý thuyết và thực tiễn vững chắc và giàu ý tưởng sáng tạo.

– Một chuyên viên quản trị, tòa soạn Báo điện tử chuyên nghiệp, tin cậy.

– Một chuyên viên ngành Thông tin Truyền thông vững vàng về mặt chính trị nghiệp vụ công tác ở các tỉnh thành.

Sinh viên khóa 18 ngành Ngữ văn Truyền thông thực tập nghiệp vụ quay và dựng phim.

Bạn sẽ học như thế nào

Nhu cầu xã hội, yêu cầu của nhà tuyển dụng, các cơ quan, tổ chức, tòa soạn Báo Đài cần gì ở bạn? Bạn cần trang bị và huấn luyện những gì trước khi vào đời? Đó là mục tiêu đào tạo của Ngành Ngữ Văn Truyền Thông Đại Học Bình Dương.

Học viên là trung tâm. Triết lý đào tạo cùa Trường Đại học Binh Dương là « Học-Hỏi-Hiểu-Hành »

Ai sẽ cùng làm việc với các bạn trong 4 năm đại học:

Đội ngũ giảng viên yêu nghề, nhiệt huyết gồm các Tiến sĩ, Thạc sĩ chuẩn mực về chinh trị, tinh thông nghiệp vụ báo chi truyền thông; những Tổng Biên tập, Trưởng Ban Biên tập, Giám dốc các trung tâm dịch vụ truyền thông, chuyên gia tổ chức sự kiện, các MC đa năng, các nhà báo lão luyện có kinh nghiệm trên 20 năm công tác trong các lĩnh vực truyền thông đại chúng, báo chí, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, dịch vụ truyền thông, quàng cáo…Bạn sẽ dược thực tập tại các tòa soạn báo Đài ở Bình Dương và Thành phố Hồ chi Minh.

V trí công tác sau khi tốt nghiệp:

Các cử nhân ngành Ngữ văn Truyền thông có cơ hội làm việc ở:

Các cơ quan báo chí – truyền thông: phóng viên, bình luận viên, phát thanh viên, biên tập viên, sản xuất chương trình, người dẫn và dàn dựng chương trình, chuyên viên quảng cáo, chuyên viên đối ngoại, cộng tác viên.

Các công ty, tổ chức dịch vụ truyền thông, chuyên viên tổ chức sự kiện, chuyên viên quảng cáo, chuyên viên giao tế cộng đông, chuyên viên đối ngoại.

Các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu: cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu.

MÃ NGÀNH: D220330; KHỐI XÉT TUYỂN: A,A1,C,D1; CHỈ TIÊU: 80

Thí sinh đăng ký xét tuyển vào Đại học Bình Dương theo hai phương thức dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia và xét theo học bạ.

Ở phương thức dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia, thí sinh đạt 15 điểm được xét tuyển vào vào ngành Ngữ văn – Truyền thông.

Ngoài phương thức xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016  thí sinh còn có thể đăng ký xét tuyển theo học bạ. Điều kiện để nộp hồ sơ xét tuyển: thí sinh có tổng điểm của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển từ 18 điểm trở lên. Điểm các môn học thuộc tổ hợp xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập các môn học năm lớp 10, 11, 12 theo học bạ. Cụ thể, điểm xét tuyển sẽ bằng tổng điểm trung bình 3 năm lớp 10,11,12 (trong đó điểm năm lớp 12 có hệ số 2) của 3 môn theo khối đăng ký xét tuyển.

Tổ hợp Môn xét tuyển:

– Toán, Vật lí, Hóa học

– Toán, Vật lí, Tiếng Anh

–  Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí

– Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

Hồ sơ xét tuyển bao gồm:

–   01 Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận TN tạm thời.
–    01 Giấy nhận kết quả kỳ thi  THPT quốc gia (Nếu xét theo điểm thi THPT quốc gia)

–    01 Học bạ THPT (có công chứng)

–    01 Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)

–    01 Giấy khai sinh (bản sao)

–    01 Phiếu đăng ký xét tuyển 

–    02 ảnh 4×6 (sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh)

–    02 phong bì dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

Thí sinh có thể gửi hồ sơ qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp về trường theo địa chỉ:

– Phòng tuyển sinh Đại học Bình Dương

– Số 504 Đại lộ Bình Dương, P.Hiệp thành, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương.

– ĐT: 0650 3 822 058 – 3 870 260.

Tại Cà Mau: Phân hiệu Đại học Bình Dương – Cà Mau – số 3, Đường số 6, Khu dự án Đông Bắc, phường 5, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

– ĐT: 07803 997 777 –  3552 177.

Truy cập website để biết thêm chi tiết thông tin tuyển sinh năm 2016: tuyensinh.bdu.edu.vn