Thử luận bàn về triết lý giáo dục

2243

Nhiều người cho rằng một trong những nguyên nhân làm cho nền giáo dục nước ta không theo kip sự phát triển kinh tế xã hội là do không có TRIẾT LÝ GIÁO DỤC. Vậy Triết lý giáo dục là gì và có phải đó là nguyên nhân đưa của sự trì trệ trong giáo dục hiên nay hay không? Để góp phần giải đáp vấn đề này trường Đại học Bình Dương sẽ tổ chức buổi tọa đàm về vấn đề này trong cuối tháng 8 năm 2016. Trường mong các thầy Cô, Cán bộ Công nhân viên và sinh viên tham gia toàn bộ hoặc một trong các vấn đề dưới đây:

  1. Triết lý là gì?
  2. Triết lý giáo dục là gì?
  3. Phải chăng vì thiếu triết lý giáo dục nên giáo dục Việt nam hiện nay bị trì trệ ?
  4. Triết lý giáo dục của trường ĐHBD là:

“ Trách nhiệm với bản thân

  Trách nhiệm với gia đình

  Trách nhiệm với xã hội

  Trách nhiệm với thiên nhiên”

( Bốn T)

Hay:

“ Học

  Hỏi

  Hiểu

  Hành”

 (Bốn H)

Hay phải “ Bốn T bốn H ”

Chúng tôi xin giới thiệu phát thảo bài “ Thử luận bàn về Triét lý Giáo dục” của Thầy PGS.TS Nguyễn Văn Út (Trưởng phòng NCKH) để các Thầy Cô tham khảo và cũng là gợi ý để cùng làm sáng tỏ vấn đề.

THỬ LUẬN BÀN VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

  1. Triết lý là gì?

Tra tự điển tiếng Anh, Pháp, Nga tôi không thấy có từ nào dành riêng cho danh từ TRIẾT LÝ  . Rất may, trong Google có một số bài đề cập đến khái niệm này đặc biệt là bài “Triết lý là gì?” của Martin Heidegger do Phạm Công Thiện dịch. Tuy nhiên, khi đọc bài này tôi như lạc vào khu rừng hoang trong đó có hàng loạt từ ngữ, khái niệm …khó hiểu trộn lẫn với những lập luận dẫn chứng cũng khó hiểu để rồi cuối cùng tôi cũng không hiểu triết lý là gì! (Quý vị cỏ thể đoc bài này theo địa chỉ website :www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=8410&rb=08).

Sau khi tham khảo nhiều bài báo khác nhau tôi nhận ra rằng  : Triết lý là những tiêu chí chủ đạo, định hướng vận hành cho con người, xã hội, nói cách khác nó là đich mà con người hoặc xã hội phải đạt đến. Phạm vi ảnh hưởng của triết lý có thể rất rộng cho toàn thế giới, cho một đất nước, một dân tôc … : nhưng cũng có triết lý chỉ bó hẹp trong một cá nhân, một nhóm đối tượng, một lĩnh vực, một tổ chức xã hội … . Với mỗi điều kiện kinh tế xã hội cụ thể người ta sẽ thiết lập (xác định) triết lý nhằm phục vụ cho một mục tiêu cụ thể nhất định.

· Triết lý giáo dục của Khổng tử cho người Trung hoa là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Dũng"

·  Để bảo vệ chệ độ phong kiến trung ương tập quyền nho gia Đổng Trọng Thư mượn danh Khổng tử đã nêu ra triết lý “Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung”

· Trong thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước Triết lý sống của phụ nữ VN là “Trung hậu-Đảm đang”

·Triết lý sống của cán bộ Cách mạng là “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chi Công, Vô Tư”

  1. Sự khác biệt giữa triết lý và khẩu hiệu

Khẩu hiệu là một tiêu chí được nêu lên cho một nhiệm vụ cụ thể. Nó thường có phạm vi ảnh hưởng hẹp hơn triết lý và có tính giai đoạn:

Trong kháng chiến chống Mỹ ta thường nghe các câu:

“Thanh niên ba sẵn sàng- Phụ nữ ba đảm đang”

“Đâu cần thanh niên có, Đâu khó có thanh niên”

“Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Đây là các câu khẩu hiệu

Trong khi đó :

“Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”

Đây là triết lý

  1. Triết lý giáo dục là gì?

Với nhận thức về triết lý như nói trên tôi hiểu : Triết lý giáo dục là những tiêu chí chủ đạo, định hướng vận hành cho cả hệ thống giáo dục.  Có thể hiểu nôm na Triết lý giáo dục là “Giáo dục định tạo ra con người như thế nào ?”

Triết lý giáo dục của Đảng trong thời gian qua là đào tạo con người “Vừa Hồng, Vừa Chuyên

  1.  Triết lý giáo dục và các triết lý nền tảng của giáo dục: Giáo dục là một phạm trù rất rộng chứa đựng nhiều hệ thống con nhằm tạo ra một con người theo những yêu cầu nhất định của xã hội, trong đó hệ thống đào tạo chiếm một tỷ trọng rất lớn. Bản thân đào tạo cũng chứa đựng những hệ thống dưới nó. Cho nên những mệnh đề mà ta từng nghe trước nay thuộc về hai phạm trù triết lý khác nhau :

v Tiên học lễ Hậu học văn

Đây là Triết lý giáo dục nhằm tạo nên con người theo mục tiêu đã được định trước

v       Học đi đôi với hành

Đây là Triết lý Đào tạo. Đào tạo là  phân hệ trong giáo dục nên “Triết lý Đào tạo” đề ra những giải pháp ( phương thức ) phục vụ cho đào tạo. Có thể nói Triết lý Đào tạo làm nền tảng cho triết lý giáo dục

  1. Bốn trụ cột giáo dục ( Foure paillar learning hay Foure paillar education) của UNESSCO không phải là triết lý giáo dục

·  Learning to know : Học để biết

·  Learning to do : Học để làm

·  Learning to live together : Học để chung sống

·   Learning to be : Học để khẳng định mình (Học để tồn tại)
Đây là 4 trụ cột làm nền tảng cho giáo dục. Nếu muốn thì có thể coi đây là triết lý học tâp vì nó cái đích ( target ) của học tập.

Bác Hồ cũng có lời dạy thuôc loại này
           “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. (Bài nói chuyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 21/10/1964)

  1. Triết lý giáo dục và triết lý đào tạo của trường Đại học Bình Dương

Chúng ta vẫn nói triết lý giáo dục cùa ĐHBD là 4T-4H. Theo thiển nghĩ của tôi thì nó gồm có hai triết lý :

1.Triết lý giáo dục

Trách nhiệm với bản thân.

Trách nhiệm với gia đình.

Trách nhiệm với xã hội

Trách nhiệm với thiên nhiên

Tương ứng với triết lý :“Tiên học lễ hậu học văn”  (Nho giáo)

 “Vừa hồng vừa chuyên” (Cộng sản Việt nam)

2.Triết lý đào tạo:

· Học

· Hỏi

· Hiểu

· Hành

Tương ứng với triết lý : Học đi đôi với hành”.

Phòng Nghiên cứu Khoa học