Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên

1321

Thiết kế thi công hệ thống theo dõi và hiển thị các thông số môi trường” đó là tên đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên Phạm Tuấn Thạnh và Nguyễn Trần Như Quý lớp 18DT01 Khoa Điện – Điện tử đã được Hội đồng nghiệm thu Trường Đại học Bình Dương thông qua.

Tác giả đề tài trình bày đề tài nghiên cứu khoa học của mình trước Hội đồng

Sinh viên Phạm Tuấn Thạnh chia sẻ: Năm 2016, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 90/2016/QĐ-TTg về việc quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2025 tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xây dựng hệ thống quan trắc quốc gia hợp lý, thống nhất, đồng bộ và hiện đại đạt trình độ hàng đầu khu vực Đông Nam Á và trình độ tiên tiến của khu cực Châu Á. Đồng thời để đáp ứng nhu cầu thông tin điều tra cơ bản phục vụ công tác quản lý Nhà nước bảo vệ môi trường và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ dự báo, cảnh báo, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, ô nhiễm môi trường, ứng phó với biển đổi khí hậu. Để hiện thực hóa các nội dung trên, việc phát triển các thiết bị nhằm phục vụ cho công tác quan trắc là vấn đề hết sức quan trọng và đây cũng chính là lí do thúc đẩy em tìm tòi và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này.

Hai tác giả của đề tài nghiên cứu khoa học cho biết thêm: “Hiện nay, trong nước đã có một số thiết bị theo dõi thông số môi trường nhưng với giá thành từ 10 đến 30 triệu đồng/1 sản phẩm. Trong khi đó thiết bị của chúng em thực hiện dự trù từ 6 – 8 triệu đồng/1 sản phẩm”.

Nhận xét về đề tài nghiên cứu của sinh viên Phạm Tuấn Thạnh và Nguyễn Trần Như Quý, Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao đề tài của 2 tác giả, vì thiết bị hoạt động ổn định, các số liệu được thu thập chính xác; kiểm soát môi trường tốt dựa trên thông số chính xác đo được từ cảm biến trực tuyến 24/24; cung cấp được thông tin thu nhập môi trường cho các khu công nghiệp…

Hai tác giả trả lời câu hỏi do các thành viên trong viên trong Hội đồng nghiệm thu đặt ra

Ngoài ra, đề tài này còn mở ra hướng nghiên cứu mới trong việc phát triển thiết bị thu nhập CO2, độ PH, độ ẩm; có thể phát triển lên ứng dụng có thể sử dụng Google Maps…

Một số hình ảnh trong buổi nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học:

  

Ban Biên tập