Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng “khát” nhân lực chất lượng

696

Trong công cuộc chạy đua rút ngắn thời gian giao hàng để giữ chân khách hàng, logistics và quản lý chuỗi cung ứng được quan tâm đặc biệt bởi các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Xu hướng phát triển của ngành Logistics thế giới và cơ hội của Việt Nam

Từ năm 2019, thế giới chứng kiến cuộc chạy đua giữa các thương hiệu bán lẻ hàng đầu trên thế giới về thời gian giao hàng và nới rộng giới hạn của mảng logistics. Nổi trội nhất có thể nói đến Amazon (Mỹ), chiến lược mà ông lớn thương mại điện tử này theo đuổi suốt năm qua đó chính là giao hàng siêu tốc trong thời gian từ 2 ngày xuống còn 1 ngày và giờ đây là cam kết chỉ trong vòng 30 phút.

Với tham vọng tái định nghĩa “Giao hàng nhanh”, người khổng lồ thương mại điện tử Amazon có vẻ sẵn sàng đốt tiền cho cuộc đua này đến mức hãng này đã tăng cường đội hình máy bay chuyên giao hàng của mình lên đến 42 chiếc. Năm 2020, Amazon dự kiến sẽ có 70 chiếc máy bay, đủ để thành lập 1 hãng hàng không nhỏ.

Một xu hướng của Logistics là nhiều doanh nghiệp, các nhãn hàng châu Á đang tự tìm đến những mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Đó là họ tìm những doanh nghiệp logistics đơn lẻ để giải quyết bài toán giao vận vừa nhanh vừa chủ động hơn, đơn cử như là Walmart tìm đến với Uber, Lyft, Deliv và họ đã đưa ship vào hẳn ứng dụng của mình.

Ngành Vận tải và Logistics của Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng, tham gia sâu hơn vào những trung tâm giao dịch vận tải thế giới. Do Chính phủ đang có nhiều chính sách tạo điều kiện cho ngành phát triển, cùng với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, nhiều Hiệp định thương mại được Việt Nam ký kết và sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử cùng sự phát triển của ngành công nghiệp tự động hóa, cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, ngành Vận tải và Logistics cũng có thêm nhiều cơ hội mở ra từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, khi nhiều công ty Trung Quốc chuyển nhà máy sang Việt Nam và Đông Nam Á.

Học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ở đâu?

Nắm bắt xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trong thời đại 4.0 hiện nay, Trường Đại học Bình Dương đã nhanh chóng đưa ngành này vào chương trình tuyển sinh, đào tạo trong năm 2021.

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng sẽ được trang bị những công cụ quản trị hiện đại cùng khả năng ứng dụng những thành tựu đột phá của cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng và Logistics. Ngành học còn cung cấp cho học viên những kiến thức nền tảng trong hoạt động quản trị Chuỗi cung ứng và Logistics được ứng dụng thành công trong những công ty hàng đầu thế giới. Từ đó, học viên sẽ có được cái nhìn bao quát về hoạt động quản trị Chuỗi cung ứng và Logistics toàn cầu và khả năng định hướng hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh mới của ngành kinh doanh, giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.

Chương trình đào tạo được thiết kế hướng tới tính thực tiễn, hiện đại và cập nhật kiến thức quản trị mới nhất cùng phương pháp giảng dạy khơi gợi tư duy phát triển mở rộng. Các môn học trong chương trình đều mang “hơi thở” của quản trị kinh doanh trong thời đại thế giới phẳng và được chắt lọc từ giáo trình mới nhất của các trường kinh doanh lớn trên thế giới.

Ban Biên tập