Hội thảo “Cơ hội và sự phát triển Chương trình dạy tiếng Nga tại Việt Nam”

774

“Cơ hội và sự phát triển chương trình dạy tiếng Nga tại Việt Nam” là nội dung của hội thảo khoa học do trường Đại học Bình Dương phối hợp với trường Đại học quốc gia Belarus tổ chức vào sáng ngày 05/03/2014.


Toàn cảnh buổi Hội thảo “Cơ hội và sự phát triển Chương trình dạy tiếng Nga tại Việt Nam”.
Buổi hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà khoa học. Đến từ Trường Đại học quốc gia Belarus có Ông GS. Ablameyko Sergey- Hiệu trưởng, Ông GS. Tostik Alexei – Phó Hiệu trưởng, Ông GS. Malafeyeu Viachaslau – Trưởng Khoa Dự bị đại học, Ông GS. Krasnoproschin Victor. Phía trường Đại học Sư Phạm TP. HCM có TS. Phạm Xuân Mai – Trưởng Khoa Tiếng Nga. Đại diện Trường Đại Sư phạm Abai – Kazakhstan có GS.TS Trần Đình Lâm. Đại diện Trung tâm Nga – Qũy Butin tại TP.HCM  có bà Natalia – Giám đốc trung tâm. Đại diện Trường Đại học Kỹ thuật Matxcova có cô Tachiana. Đại diện Sở Giáo  tỉnh Bình  Dương có ông Đặng Thành Sang – Phó Giám đốc Sở. Về phía Trường Đại học Bình Dương có GS. VS Cao Văn Phường – Hiệu Trưởng Nhà Trường, PGS.TS Nguyễn Văn Thành – Phó Hiệu Trưởng, TS. Cao Việt Hương – Phó Hiệu Trưởng, TS. Nguyễn Thanh Bình – Trưởng phòng NCKH, TS. Trần Kim Hằng – Trưởng Khoa Ngoại ngữ, PGS. TS Nguyễn Bội Khuê – Trưởng Khoa Điện – Điện tử, cùng các thầy cô trong Hội đồng khoa học của Nhà trường.
 

GS.VS Cao Văn Phường nhấn mạnh yêu cầu và ý nghĩa của hội thảo
“Cơ hội và sự phát triển Chương trình dạy tiếng Nga tại Việt Nam”.

 
Phát biểu trước khi buổi hội thảo diễn ra GS.VS Cao Văn Phường nhấn mạnh:  “Tiếng Nga có một ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển mối quan hệ Việt – Nga. Hội thảo này cần chỉ ra nguyên nhân sâu xa nhất tra lời câu hỏi tại sao Tiếng Nga chưa phát triển ở Việt Nam và tìm ra giải phát  đưa tiếng Nga vào giảng dạy, phát triển như 50 năm trước đây”.
 
GS. Malafeyeu Viachaslau giới thiệu các giáo trình dạy tiếng Nga cho các nước như Trung Quốc, Triều tiên 
và các nước Châu Âu, để từ đó các nhà khoa học chọn ra giáo trình thích hợp nhất giảng dạy tại Bình Dương.
 

TS. Phạm Xuân Mai báo cáo nguyên nhân, thực trạng giảng dạy tiếng Nga  và đưa ra giải pháp 
để phát triển việc giảng dạy tiếng Nga tại Việt Nam.

 
Qua các bài Tham luận của GS. Malafeyeu Viachaslau – Trưởng Khoa Dự bị đại học Trường Đại học quốc gia Belarus và TS. Phạm Xuân Mai – Trưởng Khoa Tiếng Nga Đại học Sư Phạm TP. HCM cùng các nhà khoa học Trường Đại học Bình Dương, Trường Đại học quốc gia Belarus và Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM, buổi tọa đã tìm ra những nguyên nhân sâu xa của việc giảng dạy Tiếng Nga tại Việt Nam chậm phát triển; báo cáo thực trạng việc giảng dạy tiếng Nga và số giảng viên dạy tiếng Nga, số người học tiếng Nga và số lao động sử dụng tiếng Nga tại Việt Nam; Đồng thời chỉ ra cơ hội ngành nghề từ việc sử dụng tiếng Nga. Từ đó đưa ra những giải pháp thúc đẩy đưa tiếng Nga quay trở lại giảng dạy trong các trường học làm đòn bẩy cho mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực của hai quốc gia Việt – Nga phát triển.

Đến dự buổi tọa đàm với tư cách là đại diện của Sở Giáo dục tỉnh Bình Dương ông Đăng Thành Sang đánh giá cao ý nghĩa nội dung buổi tọa đàm khoa học này:
“Trước đây tại tỉnh Bình Dương cũng có đào tạo tiếng Nga nhưng tiếc rằng sau đó chuyển hết sang dạy tiếng Anh. Hiện nay toàn tỉnh không có trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường phổ thông hay một trung tâm nào có đào tạo tiếng Nga. Thế nhưng trên nhiều lĩnh vực hợp tác của tỉnh Bình Dương nói riêng và của Việt Nam nói chung với Nga và các nước Liên Xô cũ lại đang rất phát triển, cơ hội việc làm từ việc sử dụng tiếng Nga là rất cao. Vì vậy tôi nghĩ, đến thời điểm này là điều kiện thuận lợi nhất để đưa tiếng Nga vào giảng dạy trong các trường học và Trường là đầu mối để triển khai việc giảng dạy tiếng Nga tại Bình Dương. Khi trường Đại học Bình Dương thực hiện tốt chương trình đào tạo tiếng Nga, thì sẽ đưa vào các trường THPT, đây cũng là mong muốn của Sở Giáo dục tỉnh Bình Dương”.

 
Ông Đặng Thành Sang nhận định đã đến lúc đưa tiếng Nga quay trở lại giảng dạy tại Bình Dương, tạo đà cho mốt quan 
hệ trên nhiều lĩnh vực giữa Việt  Nam với Nga, Belarus và các nước Liên Xô cũ.
Hội thảo “Cơ hội và sự phát triển chương trình dạy tiếng Nga tại Việt Nam” là bước tiến để trong thời gian tới hai bên xúc tiến thành lập Chi nhánh trường Đại học dự bị của Đại học Quốc gia Belarus (BSU) tại Trường Đại học Bình Dương. Trường Đại học dự bị này có chức năng giảng dạy tiếng Nga và các môn học cơ sở chương trình Đại học, Sau Đại học cho học sinh Việt Nam và sinh viên các nước khu vực Đông Nam Á có nhu cầu du học tại các nước sử dụng tiếng Nga. Với chi phí học tập thấp hơn rất nhiều, song Trường đại học dự bị tại Đại học Bình Dương vẫn sẽ đảm bảo cho các bạn du học sinh được tiếp cận với hệ thống kiến thức đầy đủ cùng môi trường học tập hiện đại, được áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để phục vụ cho việc học như đang du học tại chính quốc.

Ban Thông tin Truyền thông. 
(Tin Đình Trọng – Ảnh. Nguyễn Khánh)