Khoa FIRA đạt top 6 cuộc thi “Sáng tạo trong tầm tay” năm 2019

1508

Với giải pháp “Hệ thống trồng rau thủy canh bằng phương pháp điều khiển quan trắc tự động và cảnh báo sớm đến người dùng” Khoa Công nghệ thông tin, Robot và Trí tuệ nhân tạo (FIRA) Trường Đại học Bình Dương đã xuất sắc vượt qua vòng sơ loại với vị trí top 6 và chính thức góp mặt ở vòng bán kết được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 8/2019.

Giao diện quản lý trực quan của mô hình

Mô hình “Hệ thống trồng rau thủy canh bằng phương pháp điều khiển quan trắc tự động và cảnh báo sớm đến người dùng” được phát triển từ mô hình thủy canh truyền thống, với nội dung hệ thống quan trắc điều kiện môi trường trồng, tự động điều khiển điều kiện môi trường trồng phù hợp từng loại cây, giúp người dùng có thể giám sát từ xa cũng như giúp việc trồng cây trở nên dễ dàng, tạo cảnh quan, mảng xanh trang trí căn hộ trong các đô thị.

TS. Nguyễn Hoàng Sỹ – Trưởng khoa FIRA chia sẻ: “Mô hình sản phẩm được ứng dụng công nghệ kết nối vạn vật – Internet of Things (IoT) vào lĩnh vực nông nghiệp trồng rau sạch trên tinh thần tôn trọng thiên nhiên và bảo vệ môi trường, góp phần hoàn thành nhiệm vụ xây dựng thành phố thông minh”.

Hiện nay, mô hình của Khoa FIRA đã và đang được triển khai trồng thử nghiệm tại ba căn hộ trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương và tại một số trường đại học trên địa bàn tỉnh nhà.

Chia sẻ về hướng phát triển của mô hình này, TS. Nguyễn Hoàng Sỹ cho biết: Trong thời gian tới, mô hình sẽ ứng dụng vào các trang trại vừa và nhỏ để tăng năng suất cây trồng, giảm thiểu chi phí tài nguyên và nhân lực; mở rộng hệ thống trồng rau thông minh đối với cả thổ canh, thủy canh và khí canh trên quy mô nông trại lớn; xây dựng, hoàn thiện thêm để mô hình ứng dụng được tất cả các loại rau ăn lá, rau ăn quả; triển khai và đưa vào sử dụng tại các trang trại trồng rau sạch, vườn hoa tại nông trại, khu nông nghiệp công nghệ cao hiện có tại Bình Dương và các tỉnh thành khác…

Với giải pháp “Hệ thống trồng rau thủy canh bằng phương pháp điều khiển quan trắc tự động và cảnh báo sớm đến người dùng” Khoa Công nghệ thông tin, Robot và Trí tuệ nhân tạo (FIRA) Trường Đại học Bình Dương đã xuất sắc vượt qua vòng sơ loại với vị trí top 6 và chính thức góp mặt ở vòng bán kết được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 8/2019.

Mô hình “Hệ thống trồng rau thủy canh bằng phương pháp điều khiển quan trắc tự động và cảnh báo sớm đến người dùng” được phát triển từ mô hình thủy canh truyền thống, với nội dung hệ thống quan trắc điều kiện môi trường trồng, tự động điều khiển điều kiện môi trường trồng phù hợp từng loại cây, giúp người dùng có thể giám sát từ xa cũng như giúp việc trồng cây trở nên dễ dàng, tạo cảnh quan, mảng xanh trang trí căn hộ trong các đô thị.

Các loại rau sinh trưởng tốt nhờ áp dụng mô hình của Khoa F-IRA

TS. Nguyễn Hoàng Sỹ – Trưởng khoa FIRA chia sẻ: “Mô hình sản phẩm được ứng dụng công nghệ kết nối vạn vật – Internet of Things (IoT) vào lĩnh vực nông nghiệp trồng rau sạch trên tinh thần tôn trọng thiên nhiên và bảo vệ môi trường, góp phần hoàn thành nhiệm vụ xây dựng thành phố thông minh”.

Hiện nay, mô hình của Khoa FIRA đã và đang được triển khai trồng thử nghiệm tại ba căn hộ trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương và tại một số trường đại học trên địa bàn tỉnh nhà.

Ban Tổ chức trao giấy chứng nhận cho Khoa Công nghệ thông tin, Robot, Trí tuệ nhân tạo Nhà trường

Chia sẻ về hướng phát triển của mô hình này, TS. Nguyễn Hoàng Sỹ cho biết: Trong thời gian tới, mô hình sẽ ứng dụng vào các trang trại vừa và nhỏ để tăng năng suất cây trồng, giảm thiểu chi phí tài nguyên và nhân lực; mở rộng hệ thống trồng rau thông minh đối với cả thổ canh, thủy canh và khí canh trên quy mô nông trại lớn; xây dựng, hoàn thiện thêm để mô hình ứng dụng được tất cả các loại rau ăn lá, rau ăn quả; triển khai và đưa vào sử dụng tại các trang trại trồng rau sạch, vườn hoa tại nông trại, khu nông nghiệp công nghệ cao hiện có tại Bình Dương và các tỉnh thành khác…

Ban Biên tập